Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Aquadetrim Dùng Như Thế Nào?

Aquadetrim là tên gọi và viết tắt của Aquadetrim vitamin D3 không còn là cái tên xa lạ với những bà mẹ đang và chuẩn bị có con nhỏ? Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan tới sản phẩm này vẫn là mối quan tâm lớn của nhiều bà mẹ. Xoay quanh sản phẩm này có nhiều vấn đề được đặt ra, đó là:

Khi nào dùng aquadetrim?

Aquadetrim dùng với các trường hợp dự phòng và điều trị thiếu vitamin D ở trẻ em, đặc biệt là với các bé sinh non, bé sinh vào mùa đông hoặc ở những khu vực ít có cơ hội được tắm nắng, tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên một cách thường xuyên hoặc có thể do một số bệnh trẻ đang mắc phải hoặc đang sử dụng 1 loại thuốc nào đó... Thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng còi xương ở trẻ em. Một vài biểu hiện cơ bản khi thiếu vitamin D ở trẻ là: quấy khóc, giật mình, trằn trọc khi ngủ, hay đổ mồ hôi trộm...

Có được tự ý cho trẻ uống vitamin D3 (Aquadetrim) không?

Các loại thuốc trên vỏ hộp có in chữ Rx là dạng thuốc kê đơn chỉ sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ.

[​IMG]

Aquadetrim cần được uống theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa vì thế các mẹ không nên tự ý cho bé dùng. Khi thấy bé có các biểu hiện nghi vấn liên quan tới sự thiếu hụt vitamin D cần đưa bé tới các bác sĩ, cơ sở khám chữa bệnh đúng chuyên khoa để được khám, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Bởi nếu sử dụng Aquadetrim không đúng cách, đúng liều sẽ không khắc phục, điều trị được tình trạng bé đang gặp phải. Mà ngược lại nếu dùng liều cao trong thời gian dài có thể khiến bé có các biểu hiện chán ăn, trầm cảm, sụt cân... nặng hơn bé có thể bị ngộ độc.

Liều dùng cho từng đối tượng khác nhau như thế nào?

Theo hướng dẫn đi kèm hộp thuốc:

"Liều dự phòng:

trẻ sơ sinh từ 3 – 4 tuần tuổi sinh đủ tháng, điều kiện sống tốt và được ra ngoài trời nhiều thời gian và trẻ nhỏ tới 2 – 3 tuổi: 500-1000 IU (1 – 2 giọt) mỗi ngày.

Trẻ sinh non từ 7 – 10 ngày tuổi, sinh đôi, trẻ sơ sinh có điều kiện sống khó khăn: 1000-1500 IU (2 – 3 giọt)/ngày.

Liều điều trị:

Liều điều trị 1.000 IU/ngày, trong 3 – 4 tuần có thể đến 3.000 – 4.000 IU dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc kèm kiểm tra nước tiểu định kỳ. Liều 4.000 IU chỉ áp dụng cho các trường hợp biến dạng xương rõ ràng.

Có thể lập lại liệu trình điều trị sau khi ngừng lần điều trị trước một tuần nếu có nhu cầu cần điều trị tiếp, khi đã có những kết quả điều trị cụ thể, chuyển sang dùng liều dự phòng 1 giọt/ngày".

Aquadetrim nên dùng vào thời gian nào trong ngày?

Theo thông tin mà các mẹ ở topic Cho con uống vitamin D3 vào thời điểm nào trong ngày? được hướng dẫn từ lớp học tiền sản hay các bác sĩ thì nên uống trong khoảng thời gian trước 11h sáng bởi buổi sáng là thời điểm tốt để cơ thể hấp thụ vitamin D.

Aquadetrim nên dùng trong thời gian bao lâu?

Việc sử dụng Aquadetrim trong thời gian bao lâu cần căn cứ theo tình trạng thiếu hụt vitamin D của mỗi bé để xác định bé cần dùng liều dự phòng hay điều trị. Để có thể xác định được cần có sự tư vấn, hướng dẫn hoặc điều chỉnh thích hợp từ bác sĩ có chuyên môn.

Một số biện pháp bổ sung vitamin D cho bé ngoài Aquadetrim

Để đề phòng tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ, ngay từ khi mang thai cũng như trong suốt quá trình cho con bú người mẹ cần ăn nhiều đồ ăn giàu canxi, sắt, chất xơ... cũng như ăn đa dạng về thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng tạo ra nguồn sữa đủ dưỡng chất cho bé.

Mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên và đúng cách. Theo Bs.Thuocbietduoc thì lượng vitamin D3 được hấp thụ nhờ ánh nắng chiếm tới 50 – 80% nhu cầu cơ thể.

Với các bé đã đến tuổi ăn dặm sữa, bơ, gan, dầu gan cá (cá ngừ, cá hồi), lòng đỏ trứng... là những thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên thường xuyên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé.

Với các bé có sự hướng dẫn sử dụng Aquadetrim nếu có bất cứ sự bất thường trong quá trình sử dụng hoặc dùng mà không có chuyển biến tích cực, các mẹ nên báo lại bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Dầu (mỡ) Ăn Dặm Cho Bé Nên Dùng Loại Nào?

Dầu, mỡ là một trong những thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ ngay từ khi các con bắt đầu ăn dặm. Xoay quanh vấn đề này cũng có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như có nhất thiết phải cho bé ăn dầu/mỡ? Cho con ăn loại dầu/mỡ nào? Nên dùng dầu ăn hay mỡ? Và dùng như thế nào?

Dầu/mỡ là chất béo - 1 trong những nhóm dưỡng chất chính đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất và tinh thần nhất là trong những năm tháng đầu đời.

[​IMG]

Chất béo đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển các mô và dây thần kinh não bộ cũng như cung cấp nguồn năng lượng cũng như năng lượng dự trữ để đảm bảo cho các vận động hàng ngày của bé.

Không chỉ khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm mới cần tới chất béo, chất béo cũng rất quan trọng với trẻ sơ sinh tuy nhiên bé đã được cung cấp qua sữa mẹ. Còn với các bé trong độ tuổi ăn dặm các mẹ nên bổ sung dầu mỡ vào thực đơn ăn dặm của con nhé.

Thiếu chất béo cơ thể trẻ sẽ khó hấp thu được các loại vitamin và khoáng chất, không sinh ra được năng lượng nên bé dễ mệt mỏi, uể oải.

Thiếu chất béo khiến các tế bào não bộ phát triển kém ảnh hưởng tới trí nhớ, sự tập trung và khả năng tư duy....

Vậy nên cho bé ăn loại dầu ăn/mỡ nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu ăn, đặc biệt có những loại dầu ăn chuyên biệt dành cho bé ăn dặm. Theo ý kiến của các mẹ tại topic MeBop12 lại dùng luôn dầu ăn của gia đình như Simply, Neptune, Meizan để nấu cho bé: "nhà em toàn cho con ăn = dầu ăn Simply, Neptune, Meizan thôi bác à :)
Có 1 lần mua Kiddy xong em thấy nó hơi khét khét, có vẻ khó ăn nên hết chai đó em dừng luôn". Mẹ @bongvabin2012 thì lại rất kết dầu Olive: "Mình cũng mới mua cho con dầu ăn Extra virgin Olive trộm vía từ hôm có dầu ăn, con ăn ngon hơn hẳn, mà dầu ăn Olive mình thấy thơm ngon lắm các mẹ ạ (thỉnh thoảng được ăn thừa miếng bột của con ngon phết hiiihii)".

Mỗi loại dầu ăn có một vùi vị khác nhau, phù hợp với khẩu vị của từng bé và mỗi loại dầu ăn đều có những hàm lượng dinh dưỡng nhất định tốt cho bé như: dầu oliu, dầu óc chó giúp cho sự phát triển trí não, dầu gấc lại rất có lợi đối với trẻ biếng ăn, dầu dừa vừa lành vừa thơm tốt cho hệ tiêu hóa...

Vì thế để gia tăng thêm sự đa dạng cho hương vị bữa ăn cũng như cung cấp đầy đủ cho bé các loại vi chất các mẹ nên dùng đan xen các loại dầu ăn với nhau.

Ngoài dầu ăn, mẹ có thể bổ sung hoặc dùng đan xen với mỡ động vật. Tuy nhiên mỡ động vật không nên dùng nhiều để tránh nguy cơ bị béo phì.

Dầu/mỡ rất tốt cho bé nhưng mẹ không nên lạm dụng bằng việc dùng nhiều mà dùng bao nhiêu phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng cân nặng, khối lượng thức ăn mỗi bữa và cả loại thực phẩm dùng để chế biến món ăn... Với việc sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo như thịt, trứng, sữa... thì lượng dầu/mỡ nêm vào món ăn sẽ ít hơn so vớ những loại thực phẩm khác. Thông thường lượng dầu ăn mỗi bữa giao động trong khoảng từ 5 - 10ml theo như ý kiến mà nhiều mẹ đã chia sẻ tại topic Có nên bỏ dầu ăn vào cháo cho con ăn dặm không?

Trừ các loại dầu/mỡ chuyên dùng cho chiên, xào thông dụng và 1 số dầu có thể chiên/xào ở nhiệt độ cao thì hầu hết dầu ăn chuyên biệt dành cho bé chỉ nêm vào đồ ăn cho bé khi thức ăn đã được nấu chín và vừa được nhấc xuống khỏi bếp.

Những lưu ý khi chọn dầu ăn dặm cho con:

Chọn dầu ăn cho con nên chọn những loại của những nhà sản xuất có uy tín và tin cậy. Hoặc mẹ có thể tự tay làm dầu ăn cho bé để đảm bảo vệ sinh.

Khi lựa chọn dầu ăn cha mẹ cần tìm hiểu xem loại dầu ăn đó cung cấp những chất gì, có những khuyến cáo hay lưu ý gì hay không như: dầu oliu có những loại chỉ chuyên dụng cho việc làm đẹp, dùng nhiều dầu oliu bé có thể bị tiêu chảy, dầu gấc nên dùng 1-2 lần/tuần để tránh vàng da, loại dầu nào có thể dùng để chiên/xào, ...

Loại dầu đang sử dụng cần được bao quản như thế nào, ở nhiệt độ bao nhiêu?

Không biết các mẹ đang có bé dùng loại dầu ăn/mỡ gì và bé khoái đồ ăn nêm với loại dầu/mỡ nào nhất?

Bài này chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi quyết định làm theo, hãy chắc chắn rằng mình phải tự chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của nó.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Bầu Bí Nên Uống Sữa Bầu Morigana Hay 1 Loại Sữa Nào Khác?

Khi mang thai, trong ăn uống ngoài việc chú trọng tới chất lượng bữa ăn, bổ sung các vitamin khoáng chất thì việc sử dụng sữa bầu để bổ sung thêm năng lượng và một số vi chất cho cơ thể đặc biệt là với những thai phụ khó khăn trong việc ăn uống như sợ mùi đồ ăn, nôn ói...là việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

[​IMG]

Tại diễn đàn lamchame.com việc chọn loại sữa bầu cũng là đề tài khá sôi nổi. Topic Mẹ nào uống sữa bà bầu Morinaga của Nhật vào đây chia sẻ đã nhận được khá nhiều sự quan tâm chia sẻ của các mẹ với nhiều ưu điểm của sữa này như: dưỡng chất tập trung vào con, mẹ lên cân ít; mùi dễ uống, nhiều vị để thay đổi, có gói nhỏ tiện lợi.

Mẹ @bunshopvn cho rằng: "uống sữa bầu Morigana trộm vía mẹ ko lên cân, con thỳ phát triển tốt."

Mẹ @hoabee thì: "Mình cũng đang dùng sữa này, vị cacao, thấy thơm và cũng dễ uống".

Hay @Me_moka thì thấy rằng mình rất nghén nhưng uống sữa này vào thì lại không bị ghén.

Có nên uống sữa bầu? Nếu có chọn sữa nào thì tốt? cũng là 1 đề tài sôi nổi với nhiều ý kiến về nhiều dòng sản phẩm sữa bầu nổi tiếng trên thị trường hiện nay như: Anmum độ ngọt vừa phải, không mùi nên dễ uống. Táo bón có thể uống Similac Mum, nóng trong người thì uống Enfar hay Friso. Enfamama thì vị thơm và dễ uống. Còn XO hay I'm mother vì có sâm nên hơi khó uống nhưng tốt...

Tuy nhiên nhiều mẹ cho rằng sữa bầu khó uống, không ngon mà lại đắt. Mẹ mecoibomap thắc mắc Uống sữa tươi thay sữa bầu được không ạ? Nhiều mẹ có ý kiến không nhất thiết phải uống sữa bầu. Thay vào đó bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, và có thể thay thế sữa bầu bằng cách uống sữa tươi hoặc kết hợp sữa bầu với sữa tươi.

Dễ nhận thấy rằng mỗi người có một cảm quan, sở thích, hợp với từng mùi vị, với từng loại sữa nhất định. Nên để có thể lựa chọn được cho mình loại sữa bầu phù hợp, các mẹ hãy tìm hiểu từ những người đã sử dụng hoặc có thể dùng thử.

Khi mua sữa bầu các mẹ nên lựa chọn những thươnng hiệu, nhà sản xuất có uy tín. Sữa có tem mác niêm phong, đang trong thời hạn sử dụng và mua ở những địa chỉ mua hàng tin cậy.

Quan trọng hơn cả là khi mang thai các mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giữ cho tinh thần thoải mái, thư thái để đảm bảo sức khỏe cho mẹ; thai nhi được phát triển khỏe mạnh và toàn diện.