Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Một Vài Thông Tin Về Việc Sinh Mổ Lần 3

Mang thai, sinh con và làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc, mong đợi cho việc chào đón 1 thiên thần nhỏ ra đời người mẹ cũng phải đối diện với rất nhiều vấn đề trong quá trình mang thai, sinh nở đặc biệt là với các mẹ sinh mổ nhất là lại sinh mổ lần 3.

[​IMG]

So với sinh thường thì việc sinh mổ khiến người mẹ phải đối diện nhiều hơn với những nguy cơ và biến chứng nhất là khi mẹ sinh mổ nhiều lần hay người mẹ mang thai khi trước đó sinh mổ chưa được 2 năm bởi vết sẹo mổ cũ có thể bị bục khi mang thai và chuyển dạ.

Chính vì thế mà việc đối diện với lần sinh mổ thứ 3 đã trở thành nỗi lo lắng của nhiều bà bầu trong đó có mẹ @thuynghia Có mẹ nào sinh mổ lần 3 ko ạ?

Tại sao sinh mổ lần 3 lại nguy hiểm?

Cấp độ gặp phải những nguy cơ và biến chứng của việc sinh mổ đi liền với số lần sinh mổ của người mẹ. Khi phải sinh mổ người mẹ đứng trước nhiều nguy cơ như: Bị nhiễm trùng vết mổ, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, ảnh hưởng tới việc mang thai ở những lần tiếp theo, thậm chí có nguy cơ tử vong...

Sinh mổ khiến sản phụ mất một lượng máu khá lớn nên ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sức khỏe của bà mẹ sau sinh.

Người mẹ sinh mổ cũng phải đối diện với nhiều vấn đề ở những lần mang thai kế tiếp như nguy cơ bục vết sẹo tử cung và nếu khoảng cách sinh giữa 2 lần sinh ngắn đối với sản phụ mổ lần thứ hai trở lên thì nguy cơ gặp phải nhau cài răng lược rất lớn.

Nếu đã sinh mổ thì những lần mang thai tiếp theo hầu như phải sinh mổ.

Sinh mổ lần 3 được tiến hành ở khoảng thời gian nào?

Cơn co thắt tử cung của quá trình chuyển dạ gây ảnh hưởng không tốt tới vết mổ cũ thâm chí có thể dẫn tới tình trạng bục vết mổ tử cung. Chính vì thế việc khi nào thì tiến hành sinh mổ lần 3 đã làm cho mẹ @bong09 không khỏi băn khoăn, bồn chồn tại topic Kinh nghiệm sinh mổ lần 3. Theo ý kiến của @giangly@bichphuong321@Me_Myan, @Bonbon08092010, @hpt0712... thì thai nhi 37 tuần đã được xem là đủ ngày đủ tháng và có thể chủ động mổ ở thời điểm này. Tuy nhiên theo BS.Trinh Nhật Thư Hương trả lời bạn đọc tại diễn đàn Sống khỏe thì nếu thai phụ không chuyển dạ trước thì thời gian mổ là khi thai nhi trưởng thành nghĩa là khi thai nhi 38 - 39 tuần tuổi bởi nếu mổ sớm bé có thể gặp phải biến chứng khi sinh non tháng như suy hô hấp, bệnh màng trong...

Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cho thai phụ, thai nhi khi sinh mổ lần 3?

Để đảm bảo an toàn cho thai phụ, thai nhi khi sinh mổ lần 3 người mẹ cần lưu ý:

Khoảng cách giữa các lần sinh mổ tốt nhất là 3 tới 5 năm.

Nếu mang thai những lần sau cách thời gian sinh mổ lần 1 chưa tới 2 năm người mẹ cần có sự tư vấn của các bác sĩ sản khoa, kiểm tra tình hình sức khỏe, thể trạng của mẹ có thể tiếp tục thai kỳ.

Trong quá trình mang thai người mẹ nên có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý để tránh việc tăng cân quá nhiều ảnh hưởng tới việc rạn, nứt vết mổ cũ.

Người mẹ cần thăm khám thai định kỳ và thường xuyên nhất là gia đoạn cuối của thai kỳ để phát hiện và xử lý sớm các các dấu hiệu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Bài này chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi quyết định làm theo, hãy chắc chắn rằng mình phải tự chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của nó.

Phải Làm Sao Khi Bé Bị Đốm Lang Ben?


Một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến ở nước ta là bệnh lang ben. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại là mối quan tâm, e ngại lớn bởi bệnh làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh. Có rất nhiều loại thuốc, bài thuốc chữa lang ben đã mang lại hiệu quả tuy nhiên điều đáng lo ngại là khi trẻ bị đốm lang ben thì cần chữa trị như thế nào để mang lại hiệu quả mà lại không ảnh hưởng tới làn da mỏng manh của bé ở thời điểm hiện tại cũng như sau này.

Đó cũng chính là mối quan tâm của mẹ @HinHin khi bé Hin có những biểu hiện mà mẹ bé cho rằng bé bị đốm lang ben ở topic Bé bị đốm trắng giống lang ben. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho mẹ @HinHin cũng như các mẹ khác có con gặp những biểu hiện trên da mà nghi vấn bé bị đốm lang ben để có thể tìm ra hướng điều trị phù hợp.

[​IMG]

Biểu hiện bé bị đốm lang ben để phân biệt với các bệnh về da khác?

Bệnh lang ben thường hay bị nhầm lẫn với 1 số bệnh ngoài da khác như: Bệnh vảy phấn trắng, đặc biệt là bị nhầm với bệnh bạch biến... Nhưng nếu như bạch biến có các biểu hiện như không vảy, không ngứa, không bị lây lan thì bệnh lang ben lại ngược lại.

Theo thông tin từ bác sĩ Nguyễn Hữu Thảnh-chuyên khoa Nội từng công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam tư vấn cho bạn đọc diễn đàn Sống khỏe thì đây là biểu hiện của bệnh lang ben ở trẻ: "Trên da trẻ em (nhất là vùng cổ) bị những đốm trắng nhạt màu lan rộng dần nhìn nghiêng cảm thấy có vảy vụn trắng, da vùng đó hình như cao hơn chỗ khác và các nếp nhăn da rõ hơn, thì đây là bị lang ben".

Nguyên nhân trẻ bị lang ben

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị lang ben nhưng nguyên nhân chủ yếu đặc biệt là với trẻ nhỏ là do chế độ vệ sinh hàng ngày không tốt: quần áo không sach sẽ, ẩm mốc...

Trẻ không được tắm nắng thường xuyên gây nên bề mặt da ẩm ướt dễ bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn tấn công.

Vậy làm thế nào để chữa trị khi bé bị đốm lang ben?

Khi xác định chính xác bé bị lang ben tốt nhất mẹ không nên tắm cho bé bằng xà bông mà nên dùng chanh tắm cho bé và không chà sát nhiều dễ khiến bệnh lây lan ra các vùng xung quanh nhiều hơn.

Vệ sinh cho bé sạch sẽ hàng ngày, mặc quần áo thoáng mát, không mặc quần áo bị ẩm ướt. Quần áo của bé phải được giặt sạch và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Với các bé làn da còn mỏng manh và dễ bị kích ứng do đó việc ứng dụng các bài thuốc dân gian tự nhiên là việc đầu tiên mà các mẹ nên nghĩ tới khi điều trị cho con.

Dưới đây là 1 số bài thuốc tự nhiên được dân gian lưu truyền để chữa trị bệnh lang ben:

Rau răm: Rau răm là loại rau phổ biến và rất thông dụng. Mẹ giã nát rau răm trộn với 1 ít rượu trắng rồi dùng tăm bông chấm nhẹ lên vùng da bị lang ben. Sau khi thoa 5p mẹ lau lại cho bé bằng nước ấm. Ngày làm 2-3 lần. Nếu vùng da bôi thuốc bị đỏ hoặc có các biểu hiện lạ thì dừng lại.

Cây ké đầu ngựa: Dùng ké đầu ngựa đã được đập dập đun cùng 1 chút nước cho bé uống. Dùng liên tiếp trong 1 tuần.

Chuối tiêu xanh: Dùng chuối tiêu xanh và tươi đang còn nhựa, dùng dao cắt lát mỏng và xát lên vùng da bị đốm lang ben, 15-20p sau rửa sạch với nước.

Củ riềng già: Dùng giềng già rửa sạch, giã nát ngâm với rượu trắng để càng lâu càng tốt (100g riềng tương ứng với 200ml rượu) dùng bông tăm hoặc bông y tế bôi lên đốm lang ben 1 ngày vài lần.

Trong trường hợp đã tiến hành 1 số bài thuốc dân gian trên mà đốm lang ben của bé không mất, hoặc không được cải thiên rõ rệt trong 1 thời gian ngắn mẹ cần đưa bé tới bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa về da liễu để được các bác sĩ chuyên khoa khám và tìm ra hướng điều trị phù hợp.

Mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc để thoa lên da bé.

Bài này chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi quyết định làm theo, hãy chắc chắn rằng mình phải tự chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của nó.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Cơn Sốt "cháo Yến Mạch Cho Bé"

thực đơn ăn dặm luôn là đề tài được các mẹ quan tâm và chia sẻ với nhau. Làm sao để bữa ăn của bé không chỉ đảm bảo chất dinh dưỡng mà còn mang lại sự thích thú, lạ miệng qua từng bữa ăn là điều luôn khiến mẹ tìm tòi... Ngoài những món ăn truyền thống như bột, cháo thì yến mạch cũng là 1 món ăn đang tạo nên cơn sốt được nhiều mẹ rỉ tai nhau thực hiện.

[​IMG]

Công dụng của yến mạch đối với trẻ nhỏ

Yến mạch là loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng đặc biệt là với trẻ em. Yến mạch giàu chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa non yếu của bé, làm giảm cholesterol trong máu và có thể giúp trẻ chống lại bệnh ung thư.

Lượng protein trong yến mạch giúp bé giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Yến mạch chứa nhiều sắt, canxi, kẽm, khoáng chất và các loại vitamin... không chỉ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp não bộ của trẻ phát triển và thông minh...

Thời điểm bé có thể ăn cháo yến mạch

Yến mạch là loại thực phẩm lành tính nên khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm tức khi bé khoảng 6-7 tháng mẹ có thể bổ sung cháo yến mạch vào thực đơn ăn dặm của bé. Mẹ nên duy trì thường xuyên việc đổi bữa cho con bằng cháo yến mạch ngay khi con tập ăn dặm cũng như sau này.

Cách nấu cháo yến mạch cho bé


Yến mạch chế biến rất đơn giản và có thể kết hợp được với nhiều loại thực phẩm khác như sữa, rau, củ, quả, thịt, cá, trứng...

Đối với bé mới tập làm quen với việc ăn dặm mẹ nên chế biến cháo yến mạch kết hợp với củ, quả như cháo yến mạch nấu sữa, cháo yến mạch xoài, cháo yến mạch chuối...

Từ tháng thứ 8, khi này trẻ đã dần quen với việc ăn dặm mẹ có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm hơn trong việc chế biến như: cháo yến mạch thịt bằm rau củ, cháo yến mạch trứng, cháo yến mạch thịt bò - cần tây, cháo yến mạch nấu tôm/cua, cháo yến mạch thịt gà bí đỏ/cà rốt...

Cách thức thực hiện các mẹ có thể tham khảo tại topic của mẹ @mounamour82 Cháo Yến Mạch Cho Bé - Món Ngon, Bổ Dưỡng , Rẻ Tiền, Ko Tốn Thời Gian. Các Mẹ Đã Thử Chưa?

Cho bé ăn loại yến mạch nào?


Yến mạch có nhiều dạng như: yến mạch nguyên hạt, yến mạch cắt nhỏ, yến mạch cán, yến mạch xay min và yến mạch ăn sẵn.

Để lựa chọn loại yến mạch cho bé mẹ cần căn cứ theo độ tuổi và khả năng ăn thô của bé. Với các bé dưới 1 tuổi mẹ nên sử dụng loại yến mạch nguyên hạt. Bé dùng tới đâu mẹ xay nấu cho con hoặc xay nhiều 1 lúc cho bé dùng dần.

Khi bé đã ăn được cháo hạt mẹ nên lựa chọn loại yến mạch cán vừa phù hợp với bé vừa tiết kiệm thời gian chế biến.

Hoặc có thể lựa theo sở thích của bé để lựa chọn dạng yến mạch phù hợp.

1 vài phản hồi của những mẹ đã sử dụng yến mạch nấu cháo cho con

Tại diễn đàn lamchame.com đã có khá nhiều mẹ sử dụng yến mạch nấu cháo cho bé và có phản hồi rất tích cực như:

Mẹ @Todacky: "Mấy hôm bé nhà mình ngán cháo gạo, mình cũng thử với yến mạch thì trộm vía lại ăn thun thút. Ngâm nước nóng 5phut là nấu dc rồi, dẻo thơm lắm. Yến mạch hợp với thịt bò, thịt bồ câu,...rau củ thì mình có gì nấu nhấy, ko kén."

Mẹ @hieu11008: "Con nhà e cũng thích ăn ym lắm. Đợt này cu cậu đang lười ăn, nhưng cứ ăn ym thì chỉ 15' là đã chén sạch bát khoảng 150ml rồi. Trv lắm!"

Mẹ @hathanh1101: "Nhà mình cũng hay nấu cháo này cho bé. Trộm vía bé nhà mình thích ăn lắm và phát triển tốt. Mình rất hài long với con về món ăn bổ dưỡng này ạ.Có mẹ nào chưa thử cho bé ăn thì thử nấu rồi biết nhé."

Và còn rất nhiều phản hồi khác của những mẹ đã nấu cháo yến mạch cho bé.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại yến mạch như: Bio, Hahne, Quaker... do vậy khi mua mẹ nên lựa chọn mua ở những nơi có uy tín, tin cậy và sản phẩm đang còn thời hạn sử dụng.

Yến mạch rất dễ bị mốc vì thế mẹ không nên mua nhiều để dự trữ lâu dài. Mẹ nên bảo quản yến mạch bằng cách đựng trọng hộp, lọ kín để nơi thoáng mát và có thể bảo quản 6 tháng trong tủ lạnh.

Còn các mẹ, các mẹ đã thử nấu cháo yến mạch cho bé chưa?

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Có Nên Cho Muối Ăn Vào Đồ Ăn Dặm Của Bé?

Có nên cho muối vào đồ ăn dặm của bé? Đồ Ăn Của Con Dưới 1 Tuổi Các Chị Có Cho Muối Không? là băn khoăn của hầu hết các bà mẹ khi có con bước vào độ tuổi ăn dặm. Những tưởng đây chỉ là 1 vấn đề nhỏ nhưng lại gây ra không ít cuộc tranh luận thậm chí dẫn đến mâu thuẫn trong việc chăm sóc con trong nhiều gia đình khi có sự khác biệt trong suy nghĩ. Bởi có người cho rằng không cần cho muối ăn vào đồ ăn của bé nhưng lại có những luồng tư tưởng ngược lại là cháo, bột thiếu muối sẽ nhạt nhẽo người lớn còn không muốn ăn nói gì tới trẻ con.

Tầm quan trọng của muối với cơ thể
Muối có vai trò quan trọng với cơ thể người không chỉ riêng người lớn mà còn đối với trẻ con cũng vậy. Muối cân bằng thể dịch, đảm bảo sự tồn tại và duy trì hoạt động bình thường của các tế bào, các cơ quan và các bộ phận trên cơ thể.

Muối iốt cung cấp iốt giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bứu cổ và giúp phát triển trí tuệ.

Nguy cơ tiềm ẩn khi cơ thể bé dư thừa muối
Muối rất quan trọng với cơ thể nhưng nếu dư thừa muối sẽ dẫn đến những nguy hại như:

Hệ bài tiết của trẻ còn non yếu nên thận phải làm việc quá tải để đào thải. Do đó cơ thể sẽ mỏi mệt, không nhanh nhẹn, chán ăn, biếng ăn...

Dư thừa muối có thể gây ra bệnh huyết áp về sau này.

Dư thừa muối có thể dẫn tới tử vong.

Do vậy, để vừa có thể đảm bảo cho bé dùng đủ liều lượng để không xảy ra tình trạng dư thừa ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ cần nắm rõ nhu cầu muối hàng ngày với cơ thể bé và các nguồn thức ăn chứa muối để có hướng điều chỉnh phù hợp.

Nhu cầu muối của bé qua từng độ tuổi
Với bé dưới 6 tháng tuổi thức ăn của bé hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Và trong sữa mẹ và sữa công thức đã có đầy đủ lượng muối khoáng cũng như chất dinh dưỡng cần thiết nên không cần bổ sung muối cho bé dưới mọi hình thức.

Từ 6 tháng tới 1 tuổi bé cần khoảng 1g muối/ngày. Với lượng muối này mẹ không cần phải bổ sung thêm muối bên ngoài bởi trong thức ăn của bé như gạo, rau, củ quả đã có 1 lượng muối nhất định.

Với trẻ trên 1 tuổi lượng muối bổ sung hàng ngày cho bé cần nhiều hơn: Từ 1-3 tuổi bé cần 1.5g muối/ngày, 4-8 tuổi là 1.9g/ngày, 9-13 tuổi là 2.2g/ngày và 14-18 tuổi là 2.3g/ngày.

Có nhất thiết phải bổ sung muối vào bữa ăn của bé?
Việc có nhất thiết phải bổ sung muối vào đồ ăn dặm của bé phụ thuộc phần lớn vào độ tuổi cũng như thực phẩm chế biến đồ ăn dặm.

Dựa vào nhu cầu muối của bé qua từng độ tuổi mẹ có thể định lượng để bổ sung vào thực đơn ăn dặm của con.

Trong trường hợp cần bổ sung muối vào đồ ăn cho con ngoài muối thì các mẹ có thể dùng nước mắm để thay thế. Trong nước mắm không chỉ có 1 lượng muối nhất định mà còn có canxi nên việc dùng nước mắm thay thế cho muối/bột canh cũng rất tốt. Lượng nước mắm vừa đủ cho bé từ 1 tuổi là 1-2 giọt/chén đồ ăn. Mẹ nên dùng nước mắm chuyên dụng cho bé để vừa đảm bảo được lượng muối cũng như hàm lượng dinh dưỡng có trong nước mắm cho bé.

Hoặc mẹ có thể dùng phô mai thay thế cho muối với 1 số món ăn bởi phomai vừa cung cấp muối vừa rất tốt cho bé. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phô mai cho bé, tiện dụng và được sử dụng phổ biến nhất là phô mai miếng, viên. Với bé từ 7 tháng tới 11 tháng lượng phô mai có thể cho bé dùng là 12-14g/bữa. Từ 12-18 tháng khoảng 14-17g/bữa. Lưu ý khi cho phomai vào đồ ăn mẹ không đun phomai trực tiếp trên bếp mà cho vào đồ ăn sau khi đồ ăn đã được nấu chín và được nâng ra khỏi bếp.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Đầu Ti Bị Phồng Rộp Khi Cho Con Bú

Đầu ti bị phồng rộp là 1 trong những rắc rối mà rất nhiều mẹ gặp phải khi đang trong quá trình cho con bú. Vấn đề này thường xảy ra ở phần lớn các mẹ mang thai con đầu lòng bởi chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc lúng túng trong việc cho con ti. Với các mẹ đã trải qua như mẹ @quynhanhle2212 trong tâm sự ở topic Núm vú bị phồng rộp lên khi cho con bú thì đó là 1 nỗi kinh hoàng: Con hăng say ti còn mẹ thì bặm môi tới bật máu vì đau đớn.

[​IMG]

Biểu hiện cụ thể là đầu ti bị rộp nước và phồng lên có thể đi kèm là việc ngứa, rát, ửng đỏ hoặc sốt. Nếu tình trạng này nặng hoặc động tác bú mút, hay do lực của máy hút sữa mạnh có thể dẫn tới việc vết phồng rộp bị vỡ gây nứt loét, chảy máu; đau đớn vô cùng. Nếu không được khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của mẹ. Ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiết sữa cho bé ti.

Đầu ti bị phồng rộp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thông thường là do: Bé ngậm ti sai cách, mẹ cho bé ti sai tư thế, mẹ dùng máy hút sữa với cường độ mạnh...

Để đề phòng việc bị phồng rộp đầu ti cũng như các rắc rối khác gặp phải khi cho con bú mẹ cầnChăm sóc bầu ngực khi mang thai. Chuẩn bị cho mình những thông tin, kiến thức nhất định để hạn chế, phòng tránh cũng như khắc phục như:

Cho bé ti đúng cách: Để bé nằm đối diện với mặt mẹ, bụng bé áp sát vào người mẹ, cằm bé tiếp xúc trực tiếp với bầu vú mẹ, không nên cho bé chỉ ngậm mình đầu ti.

Trước và sau khi cho con ti mẹ nên vệ sinh vú bằng nước ấm và thấm khô bằng khăn mềm, sạch.

Cho bé bú thường xuyên để tránh việc căng tức sữa. Nếu bé ti không hết sau mỗi cử ti của con mẹ cần hút kiệt để tránh việc sữa bị dồn ứ.

Cần tìm hiểu kỹ và tham khảo các ý kiến của những người có kinh nghiệm, chuyên môn trong việc lựa chọn loại máy hút sữa phù hợp.

Trong trường hợp đầu ti bị phồng rộp, trước tiên mẹ cần vệ sinh sạch sẽ núm ti và bầu ngực, thay áo lót thường xuyên. Hạn chế cho con ti trực tiếp, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa phù hợp để hút sữa cho bé ti qua bình. Không tự ý châm, chích mụn nước để tránh gây nhiễm trùng, viêm nhiễm khiến bệnh nặng hơn. Xin ý kiến và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ bác sĩ khi sử dụng thuốc thoa bên ngoài, thuốc giảm đau hoặc sử dụng các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.

Nếu đã áp dụng các biện pháp khắc phục mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, thuyên giảm nhưng không khỏi hoặc tình trạng bị nặng hoặc kéo dài... cần kịp thời tới gặp các bác sĩ có chuyên môn để được khám, tư vấn và điều trị.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Vết Tiêm Phòng Bị Sưng Cứng Phải Làm Sao?

Tiêm chủng là việc hết sức ý nghĩa và quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc tiêm chủng cũng khiến không ít các mẹ băn khoăn lo lắng bởi tác dụng phụ của việc tiêm vacxin. Ngoài một số phản ứng ở trẻ sau khi tiêm như: Sốt, co giật, phát ban, ngứa... thì vết tiêm phòng bị sưng cứng cũng là vấn đề khiến nhiều mẹ rất lo lắng.

[​IMG]

Trong những năm gần đây, trường hợp trẻ gặp biến chứng, tử vong sau khi tiêm vacxin được lan truyền rộng rãi càng dấy lên sự hoang mang, lo lắng của những bậc làm cha mẹ trong việc có nhất thiết phải tiêm vacxin cho con hay không?

Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc tiêm và uống vacxin bởi tiêm chủng và uống vacxin đúng lịch không chỉ giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh tật mà còn có tác dụng phòng bệnh, giảm tỉ lệ tử vong/tàn tật, bảo vệ trẻ trước các loại virut, vi trùng và các loại bệnh nguy hiểm. Tiêm chủng không có hại cho bé khi bé được tiêm đúng độ tuổi, đúng lịch và được tiêm, theo dõi bởi những địa chỉ uy tín, tin cậy.

Trong trường hợp sau khi tiêm vết tiêm phòng bị sưng cứng mẹ cần xử lý thế nào?

Đó cũng là thắc mắc của mẹ @susumomo trong topic Vết tiêm phòng bị sưng đỏ và cứng, phải làm thế nào ah.

Sau khi tiêm phòng bao giờ các con cũng được giữ lại tại nơi tiêm phòng ít nhất 30p để theo dõi và nghe chỉ dẫn của bác sĩ. Và trong đó có hướng dẫn không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Nhưng vì nôn nóng, sốt ruột mà các mẹ luôn tìm cách xử lý nhanh chóng như tại topic của mẹ@susumomo các mẹ đã chia sẻ khá nhiều cách để làm giảm vết sưng tại chỗ tiêm như: Thái lát khoai tây đắp lên vết tiêm của mẹ @naucom_123, lăn trứng gà luộc vào chỗ bị sưng của mẹ @thanhthanh2015. Nhưng mẹ @mebesau1911@Nusigiangho_87 lại khuyên không nên đắp gì vào vết tiêm bởi lần nào đi tiêm bác sĩ cũng dặn thế. Mẹ @Lương Phạm cũng cho rằng việc vết tiêm phòng bị sưng cứng là phản ứng bình thường của cơ thể và mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách trước ngày đi tiêm mẹ giã lá tía tô ra uống.

Vậy đâu là lời khuyến đúng?

Trả lời bạn đọc diễn đàn Sống khỏe về việc có nên đắp khoai tây vào vết tiêm bị sưng cứng hay không BS. Nguyễn Thị Thúy-Chuyên khoa Nội-Bộ Y tế đã đưa ra giải đáp: "Chị không nên đắp hay bôi bất cứ gì lên vết tiêm để tránh nhiễm khuẩn. Không được đắp khoai tây vào chỗ tiêm để giảm đau, sưng. Việc làm này hoàn toàn không có lợi cho trẻ, trái lại còn gây kích thích chỗ tiêm làm bé bị sưng đau, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng chỗ tiêm."

Vì thế, mẹ không nên quá lo lắng, băn khoăn trong việc cho con tiêm vacxin và mẹ cũng cần nhận thức rằng vết tiêm phòng bị sưng cứng hoặc gặp một số phản ứng phụ khác là điều hết sức bình thường. Điều mẹ cần ghi nhớ là tuân thủ theo đúng hướng dẫn của cơ quan tiêm chủng, không nên tự ý bôi, đắp lên vết thương và theo dõi sát sao những phản ứng sau tiêm của bé để có hướng xử lý phù hợp:

Cho bé uống thuốc hạ sốt, chườm khăn ấm lên nách, bẹn, trán cho bé khi bé sốt trên 38.5 độ.

Cho trẻ ăn uống bình thường, cho bé uống nhiều nước.

Trường hợp bé sốt cao trên 39 độ, co giật, khó thở, nằm li bì... hoặc vết tiêm phòng bị sưng cứng kéo dài nhiều tuần cần đưa bé tới bệnh viện hoặc trạm ý tế gần nhất để được hỗ trợ, theo dõi và chăm sóc bé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.