Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Phải Làm Sao Khi Bé Sơ Sinh Hay Nôn Trớ Sữa?

Ọc sữa (nôn trớ sữa) là vấn đề mà hầu hết bé sơ sinh nào cũng gặp phải. Khi thấy con có những biểu hiện ọc, trớ sữa hẳn bà mẹ nào cũng sẽ lo lắng, sốt ruột nhất là với những bà mẹ có bé đầu tiên.

Vậy nôn trớ sữa ở Trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Nôn trớ sữa ở Trẻ sơ sinh là gì?

Nôn trớ sữa ở Trẻ sơ sinh là hiện tượng sữa đã được bé nuốt xuống dạ dày nhưng sau đó trào ngược lên lên thực quản, rồi lên họng của bé và ra ngoài.

[​IMG]

Nguyên nhân Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ sữa


Hệ tiêu hóa của Trẻ sơ sinh chưa được hoàn chỉnh: Dạ dày của trẻ hình tròn, nằm ngang và ở vị trí cao hơn so với người lớn, tâm vị (cơ vòng giữa dạ dày và thực quản) là van 1 chiều để thức ăn đi từ thực quản vào dạ dày còn yếu nên khi bé ăn quá no, khó tiêu, đầy hơi... trẻ rất dễ bị nôn trớ sữa.

Bé bú mẹ quá nhiều khiến dạ dày không tiêu hóa kịp nên sữa dễ bị trớ ra: Thức ăn của Trẻ sơ sinh là Sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thời gian lưu lại của Sữa mẹ trong dạ dày bé khoảng 2h, sữa công thức thời gian tiêu hóa sẽ lâu hơn. Đó là lý do cữ bú của bé thường cách nhau từ 2-3h, tuy nhiên thời gian này còn phụ thuộc vào việc bé bú ở cữ trước đã đủ no chưa. Dấu hiệu nhận biết bé bú đủ sữa các mẹ có thể tham khảo tại Cho bé bú như thế nào để bé no và mẹ có nhiều sữa.

Trẻ bị dị ứng với Sữa mẹ hoặc sữa công thức: Có một số trẻ không dung nạp hoặc dung nạp không hết lactose có trong sữa bột hoặc dị ứng với một chất nào đó có trong khẩu phần ăn của mẹ.

Bé bị nôn trớ sữa thường xuyên có nguy hiểm không?


Bé hay bị nôn trớ sữa có thể dễ mắc phải các bệnh về hô hấp. Lý do là bởi khi trẻ bị nôn trớ, sữa qua mũi nếu không được vệ sinh sạch sẽ sữa dễ đi vào phế quản và phổi dẫn đến bị viêm phế quản, viêm mũi, viêm phổi...​

Xử lý khi Trẻ sơ sinh bị nôn trớ
  • Khi trẻ bị nôn trớ sữa trước tiên mẹ cần đặt bé nằm nghiêng, dùng khăn xô mềm lau sữa dính trên mũi miệng bé.
  • Bế bé dậy và áp dụng tư thế như tư thế cho bé ợ hơi.
  • Nếu bé nôn trớ sữa qua mũi thì hút sữa trong mũi và dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé.
  • Thay quần áo cho bé.
  • Không nên cho bé bú lại ngay mà nên dỗ dành, đưa bé vào giấc ngủ.
Nôn trớ sữa cũng là biểu hiện của bệnh lý

Nôn trớ sữa là hiện tượng thường gặp ở Trẻ sơ sinh tuy nhiên những biểu hiện dưới đây ở Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cảnh báo việc bé không chỉ bị nôn trớ thông thường mà đang gặp vấn đề nào đó về bệnh lý, sức khỏe mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa hoặc bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

  • Bé nôn trớ sữa nhiều, phun thành dòng, đột nhiên hoặc liên tục mặc dù không bú , bé quấy khóc, cáu gắt, bỏ bú, không lên cân hoặc lên cân ít...
  • Trẻ bị nôn trớ sữa kèm theo biểu hiện hay bị giật mình, co giật, vặn mình, hay quấy khóc vào ban đêm...
Một số biện pháp hạn chế tình trạng nôn trớ sữa ở Trẻ sơ sinh
  • Cho bé bú từ từ và bú đủ no. Cho bé bú mẹ ở đúng tư thế, trẻ bú bình cần để sữa trong bình lấp đầy núm ti để tránh bé nuốt phải khí.
  • Sau khi bé bú xong nên cho bé ợ hơi và bế bé ít nhất 15p trước khi đặt bé nằm.
  • Sau khi bé bú xong tránh rung lắc, đùa giỡn hay cho bé vận động mạnh.
  • Cho bé nằm gối có độ dốc vừa phải để đầu cao hơn thân mình.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh mẹ ăn phải các loại thức ăn khiến bé dễ bị nôn trớ.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Các bài liên quan:
Bổ Sung Vitamin D Cho Trẻ Sơ Sinh
Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Phải Làm Sao Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ngạt Mũi Thở Khò Khè
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Rốn Bé Sơ Sinh Lâu Rụng, Có Đáng Lo?
Một Vài Thông Tin Liên Quan Tới Phân Su Ở Trẻ Sơ Sinh
Tìm Hiểu Về Bệnh Còi Xương Ở Trẻ Sơ Sinh
Phải Làm Sao Khi Bé Sơ Sinh Hay Nôn Trớ Sữa?
Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!

Tìm Hiểu Về Bệnh Còi Xương Ở Trẻ Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh là 1 trong những đối tượng rất dễ mắc bệnh còi xương; các bé có thể mắc bệnh còi xương ngay từ tuần thứ 2 sau sinh. Mặc dù bệnh không dễ dàng gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được can thiệp để khắc phục kịp thời lại có thể để lại những di chứng xấu cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Còi xương là bệnh gì?

Còi xương là bệnh xương bị tổn thương do trẻ không được cung cấp, đáp ứng đủ canxi và photpho phục vụ cho nhu cầu phát triển của cơ thể.

Thông thường khi nói tới việc trẻ bị còi xương hay suy dinh dưỡng thì hình dung của các mẹ thì biểu hiện dễ thấy nhất là trẻ thấp bé, nhẹ cân. Tuy nhiên bệnh còi xương có thể gặp ngay cả ở những bé có thể trạng bụ bẫm.

Nguy hại khi trẻ bị bệnh còi xương

Một số di chứng của bệnh còi xương:
  • Lồng ngực bị biến dạng dô như ức gà, cột sống bị cong, vẹo.
  • Đầu bẹp, méo.
  • Chân tay cong, chân vòng kiềng/chân chữ bát.
  • Chiều cao bị hạn chế phát triển...
  • Nếu không được điều trị trẻ sẽ biếng ăn, suy dinh dưỡng, da xanh nhợt, thiếu máu...
Nguyên nhân Trẻ sơ sinh bị bệnh còi xương
  • Người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là 1 trong những nguyên nhân khiến bé sơ sinh mắc bệnh còi xương ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Việc này cũng sẽ dẫn tới việc sau sinh vitamin D có trong Sữa mẹcũng sẽ không nhiều.
  • Trẻ bị thiếu vitamin D do không được hoặc ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời Nguyên nhân này rất dễ gặp ở các bé sinh vào mùa đông.
  • Bé sơ sinh không được bú mẹ hoặc bé được bú mẹ nhưng vitamin D trong Sữa mẹ ít do mẹ ít tiếp xú với ánh nắng mặt trời.
  • Trẻ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa làm giảm hấp thu hàm lượng vitamin D3.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai, trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn...
Biểu hiện của bệnh còi xương ở Trẻ sơ sinh

[​IMG]

  • Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm cả ban ngày và ban đêm.
  • Trẻ hay quấy khóc, giật mình trong khi ngủ.
  • Trẻ bị rụng tóc vành khăn.
  • Trẻ hay bị ọc, trớ sữa.
  • Tiểu són nhiều...
Điều trị khi bé sơ sinh bị còi xương
  • Duy trì cho bé bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Khẩu phần ăn của mẹ nên tăng cường các thực phẩm giàu canxi.
  • Cho bé tắm nắng. Để tắm nắng cho bé đúng cách vui lòng tham khảo thông tin tại topic Tắm nắng đúng cách.
  • Bổ sung vitamin D, canxi cho bé qua đường uống, đường tiêm. Việc bổ sung vitamin D, canxi cho bé cần có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
Phòng bệnh còi xương ở Trẻ sơ sinh
  • Mẹ có thể phòng bệnh còi xương cho con ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ bằng cách trong giai đoạn mang thai và cho con bú mẹ nên ở phòng thoáng mát, có ánh sáng và được tiếp xúc với ánh nắng ngoài trời. Ngoài ra trong khẩu phần ăn của mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin D và canxi cũng như bổ sung thêm canxi và vitamin D nếu cần thiết theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Trong giai đoạn mang thai mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức; không nên ăn một số thực phẩm cay nóng, dứa... để tránh việc sinh non.
  • Cho bé tắm nắng thường xuyên.
  • Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) Trẻ sơ sinh cần 300mg canxi/ngày tuy nhiên để bổ sung vitamin D, canxi cho bé cần theo đúng sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn về liều lượng cũng như loại canxi, vitamin D phù hợp với thể trạng của bé.
Những điều cần lưu ý khi phòng và điều trị bệnh còi xương cho Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung vitamin D và canxi cho Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mẹ không nên tùy tiện cho bé sử dụng. Trước khi cho bé uống cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh việc gây ra những tác động xấu đến sức khỏe như:

Thừa canxi sẽ gây nên tình trạng táo bón, buồn nôn ói, rối loạn nhịp tim... Làm giảm khả năng hấp thu kẽm, sắt của cơ thể.

Hoặc nếu dùng canxi liều cao có thể gây nên tình trạng ngộ độc canxi.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Các bài liên quan:
Bổ Sung Vitamin D Cho Trẻ Sơ Sinh
Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Phải Làm Sao Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ngạt Mũi Thở Khò Khè
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Rốn Bé Sơ Sinh Lâu Rụng, Có Đáng Lo?
Một Vài Thông Tin Liên Quan Tới Phân Su Ở Trẻ Sơ Sinh
Tìm Hiểu Về Bệnh Còi Xương Ở Trẻ Sơ Sinh
Phải Làm Sao Khi Bé Sơ Sinh Hay Nôn Trớ Sữa?
Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!

Một Vài Thông Tin Liên Quan Tới Phân Su Ở Trẻ Sơ Sinh

Với các bé sơ sinh sản phẩm trong lần đầu tiên bé đi nặng là phân su. Tại sao lại gọi là phân su và phân su của Trẻ sơ sinh nói lên điều gì?

Phân su là gì?

Phân su là một hợp chất các chất cặn bãn tích tụ trong ruột già của Trẻ sơ sinh. Và đây là sản phẩm phân đầu tiên của con. Phân su có màu xanh đen, dính, sệt và không có mùi đặc trưng. Trong vòng 24h sau sinh bé sẽ đi phân su; phân su thường được duy trì sau 2-3 ngày sau sinh.

Sự xuất hiện của phân su như 1 thông điệp cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động bình thường.

Sự hình thành phân su

Từ tuần thứ 11 của thai kỳ hệ tiêu hóa của thai nhi đã đi vào hoạt đông. Trong khoảng tuần thứ 19-20 của thai kỳ hệ tiêu hóa của thai nhi phát triển mạnh, bé đã bắt đầu có khả năng nuốt nước ối. Cơ thể bé sẽ hấp thu nước, một phần chất dính lại vùng ruột chính là phân su

Ở tuần thứ 37 lớp lông tơ cũng như lớp vernix bắt đầu rụng dần. Do đó khi bé nuốt nước ối trong nước ối ngoài chât nhày, muối mật, nước sẽ có các tế bào vảy và lông tơ. Các chất này sẽ tồn đọng tích tụ ở ruột và trở thành phân su.

Cơ chế đào thải của phân su

Có những bé đi ngoài phân su ngay khi chào đời. Việc phân su được đào thải ra bên ngoài càng sớm càng chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động tốt.

Thông thường sau 6-12h sau sinh bé sẽ đi ngoài phân su. Với các bé được bú mẹ càng sớm sau sinh khả năng phân su được đào thải ra bên ngoài càng nhanh bởi trong sữa non của người mẹ có chất nhuận tràng.

Ngoài ra, hiện nay việc da kề da sau sinh đang rất được khuyến khích bởi 1 trong những lợi ích của skin to skin là kích thích hệ tiêu hóa phát triển, mà biểu hiện nhận thấy dễ nhất là việc sản phẩm phân đầu tiên của bé là phân su.

Những bất thường ở Trẻ sơ sinh liên quan tới phân su

Trong vòng 48h sau sinh nếu bé không đi ngoài phân su cần báo lại ngay với các sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ bởi chắc hẳn bé đang gặp vấn đề nào đó về tiêu hóa.

Hội chứng hít ối phân su:

Hội chứng này bé có thể gặp phải trong lúc trước, trong và sau khi sinh ở những bé bị nhiễm trùng, sinh khó, thai đủ tháng hoặc già ngày, thai chậm phát triển trong tử cung, dây rốn bị chèn ép... Hay người mẹ bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi mãn tính, bệnh tim...

Những vấn đề này có thể gây thiếu oxy cho thai nhi, thần kinh thai nhi bị kích thích, ruột hoạt động mạnh, cơ vòng ở hậu môn giãn ra tống phân su vào dịch ối hơn mức bình thường. Khi thai nhi thở sẽ hít phải ối có phân su.

Vì thế trong trường hợp rỉ ối, phát hiện nước ối có màu xanh đậm, mẹ cần báo cho bác sĩ để được theo dõi sát sao, và có biện pháp can thiệp sớm để tránh mắc phải hội chứng này cho bé yêu trong bụng.

Hội chứng tắc ruột phân su: 

Tắc ruột phân su là hiện tượng phân su bị tắc ở ruột non. Triệu chứng thường thấy là bé bị trướng bụng, nôn ra dịch màu xanh và không có phân su trong vòng 48h sau sinh.

Với Trẻ sơ sinh, bất cứ vấn đề bất thường nào cũng là điều đáng sợ và đáng lo ngại với tất cả các bà mẹ. Vì thế, việc biết, hiểu và theo dõi sát sao các vấn đề của bé sau khi chào đời là việc rất quan trọng. Ngay từ khi bé yêu còn ở trong bụng mẹ người mẹ cần có những kiến thức nhất định trong việc chăm sóc cơ thể, bảo vệ thai nhi để tránh những bất thường liên quan tới phân su làm ảnh hưởng tới bé như: Kiểm tra thai kỳ thường xuyên để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh; ăn uống thế nào để tránh tiểu đường trong thai kỳ...

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Các bài liên quan:
Bổ Sung Vitamin D Cho Trẻ Sơ Sinh
Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Phải Làm Sao Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ngạt Mũi Thở Khò Khè
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Rốn Bé Sơ Sinh Lâu Rụng, Có Đáng Lo?
Một Vài Thông Tin Liên Quan Tới Phân Su Ở Trẻ Sơ Sinh
Tìm Hiểu Về Bệnh Còi Xương Ở Trẻ Sơ Sinh
Phải Làm Sao Khi Bé Sơ Sinh Hay Nôn Trớ Sữa?
Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!

Rốn Bé Sơ Sinh Lâu Rụng, Có Đáng Lo?

Con chào đời khỏe mạnh là niềm hạnh phúc vô bờ bến của bố mẹ nhưng sau niềm vui ấy, bố mẹ cũng đối diện với không ít những băn khoăn lo lắng trong việc chăm sóc con, từ việc cho con ăn, ngủ, tới việc ị tè tắm cho con... Con có 1 bất thường nào đó cũng khiến bố mẹ vô cùng lo lắng.

Và một trong những nỗi lo lắng mà nhiều bà mẹ gặp phải là sau sinh cuống rốn của bé lâu rụng.

Vậy tại sao cuống rốn bé lâu rụng và mẹ phải làm gì để bảo vệ rốn bé tránh tình trạng viêm nhiễm.

[​IMG]

Nguy hiểm khi rốn bé bị nhiễm trùng, viêm nhiễm

Rốn bé là vết thương hở vì thế đây là cửa ngõ để vi khuẩn, vi trùng có cơ hội xâm nhập vào, nếu không được chăm sóc vệ sinh đúng cách rốn bé có thể bị nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, trẻ phải đối diện với nguy cơ tử vong là rất cao.

Thời gian và cơ chế rụng của cuống rốn

Khi còn ở trong bụng mẹ dây rốn có tác dụng cung cấp máu và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cho thai nhi. Nhưng khi bé ra đời dây rốn không còn tác dụng với bé nữa, sẽ được cắt bỏ chỉ còn lại 1 phần cuống rốn. Phần cuống rốn này sẽ dần bị khô, xơ hóa và rụng. Quá trình cuống rốn khô và rụng tự nhiên thông thường mất khoảng 5-7 ngày sau sinh. Tuy nhiên có bé thời gian rụng rốn sẽ lâu hơn.

Nguyên nhân khiến rốn bé lâu rụng

Mẹ chăm sóc rốn bé chưa đúng cách: Việc chăm sóc rốn bé thường khiến các mẹ nhất là các mẹ có bé đầu lo lắng bởi sợ đụng vào rốn bé bé bị đau, chảy máu. Nên mẹ thường băng kín rốn để tránh việc rốn bé bị động chạm. Tuy nhiên việc băng rốn quá kín lại khiến cho vùng cuống rốn không được khô thoáng sẽ làm cuống rốn lâu khô, lâu rụng ngoài ra có thể tạo điều kiện để vi trùng phát triển.

Vệ sinh và lau rửa rốn bé quá thường xuyên: Việc vệ sinh và thay băng rốn cho bé nên được tiến hành 2 ngày/lần hoặc nhiều hơn là 1 lần/ngày. Việc lau rửa rốn quá thường xuyên không những không làm rốn bé nhanh khô và rụng mà còn làm cho rốn bé thường bị ẩm ướt nên lâu rụng và rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Kiểu rốn của bé: Một trong những nguyên nhân khiến rốn bé lâu rụng là do kiểu rốn của bé như rốn lồi, rốn sâu hoặc rốn phẳng.

Rốn của bé bị nhiễm khuẩn.

Vậy việc cuống rốn lâu rụng có đáng lo?

Thời gian rụng rốn ở mỗi bé là khác nhau vì thế mẹ không nên quá lo lắng khi cuống rốn của bé lâu rụng hơn mức thông thường.

"Theo bác sĩ BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh (Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ) trả lời bạn đọc tại website của Bệnh viện Từ Dũ về việc rốn chậm rụng thì nếu rốn của bé không có các biểu hiện nhiễm trùng rốn như rỉ dịch, có mủ, sưng đỏ thì hàng ngày mẹ nên vệ sinh rốn bằng nước muối Natri Clorid 0.9%, không băng kín mà để rốn được hở, tã quấn dưới rốn thì rốn sẽ nhanh khô và rụng."

Tuy nhiên nếu sau khoảng 2-3 tuần rốn bé vẫn chưa rụng tốt nhất mẹ cần đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện để được kiểm tra.

Hướng dẫn chăm sóc rốn bé đúng cách để cuống rốn bé nhanh rụng và tránh viêm nhiễm

Chăm sóc cuống rốn: Trước và sau khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ cần rửa tay thật sạch và kỹ. Tuyệt đối không để phân, nước tiểu của bé dính vào cuống rốn.

Khi tắm cho bé phải thật cẩn thận không để nước thấm vào cuống rốn.

Băng rốn cho bé đúng cách: Nhẹ nhàng tháo băng rốn. Dùng bông tăm thấm nước đun sôi để nguội vệ sinh vùng rốn cho bé theo thứ tự thân cuống rốn tới bề mặt cuống rốn và từ trong ra ngoài. Sau đó lấy bông tăm khác thâm khô cuống rốn và chân rốn. Dùng cồn 70 độ sát trùng vùng da xung quanh rốn của bé. Kế tiếp dùng bông gòn sạch thấm khô vùng rốn.

Dùng gạc sạch băng lên rốn bé sau đó dùng gạc thun chuyên dụng quấn rốn bé để cố định miếng gạc. Băng rốn cho bé cần được tiến hành hàng ngày và thực hiện một cách nhẹ nhàng, cẩn thận cũng như không được băng rốn quá chật.

Không can thiệp vào quá trình rốn rụng: Mẹ không nên can thiệp vào quá trình rụng rốn của bé bằng cách kéo, giật khi núm rốn sắp rụng vì có thể khiến bé bị đau, chảy máu và nhiễm trùng.

Không bôi đắp bất cứ thuốc, lá gì lên rốn bé: Rốn của bé cần được khô và rụng tự nhiên vì thế việc đắp các loại lá, thuốc lên rốn bé để rốn nhanh rụng là việc rất nguy hiểm vì có thể khiến rốn bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.

Mặc tã, bỉm cho bé: Tã, bỉm mặc cho bé không được đè lên vùng rốn.

Thường xuyên theo dõi rốn bé: Nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng thì có thể xử lý nhiễm trùng hoặc nhờ sự chăm sóc của các chuyên gia y tế. Nếu có dấu hiệu sưng, chảy mủ, chảy máu thì có thể đưa đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.

Việc chăm sóc rốn bé tuy không khó khăn hay vất cả nhưng lại rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của trẻ. Vì thế, mẹ nên lưu ý cũng như nắm vững các bước chăm sóc và vệ sinh.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Các bài liên quan:
Bổ Sung Vitamin D Cho Trẻ Sơ Sinh
Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Phải Làm Sao Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ngạt Mũi Thở Khò Khè
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Rốn Bé Sơ Sinh Lâu Rụng, Có Đáng Lo?
Một Vài Thông Tin Liên Quan Tới Phân Su Ở Trẻ Sơ Sinh
Tìm Hiểu Về Bệnh Còi Xương Ở Trẻ Sơ Sinh
Phải Làm Sao Khi Bé Sơ Sinh Hay Nôn Trớ Sữa?
Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!