Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Tìm Hiểu Về Bệnh Còi Xương Ở Trẻ Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh là 1 trong những đối tượng rất dễ mắc bệnh còi xương; các bé có thể mắc bệnh còi xương ngay từ tuần thứ 2 sau sinh. Mặc dù bệnh không dễ dàng gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được can thiệp để khắc phục kịp thời lại có thể để lại những di chứng xấu cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Còi xương là bệnh gì?

Còi xương là bệnh xương bị tổn thương do trẻ không được cung cấp, đáp ứng đủ canxi và photpho phục vụ cho nhu cầu phát triển của cơ thể.

Thông thường khi nói tới việc trẻ bị còi xương hay suy dinh dưỡng thì hình dung của các mẹ thì biểu hiện dễ thấy nhất là trẻ thấp bé, nhẹ cân. Tuy nhiên bệnh còi xương có thể gặp ngay cả ở những bé có thể trạng bụ bẫm.

Nguy hại khi trẻ bị bệnh còi xương

Một số di chứng của bệnh còi xương:
  • Lồng ngực bị biến dạng dô như ức gà, cột sống bị cong, vẹo.
  • Đầu bẹp, méo.
  • Chân tay cong, chân vòng kiềng/chân chữ bát.
  • Chiều cao bị hạn chế phát triển...
  • Nếu không được điều trị trẻ sẽ biếng ăn, suy dinh dưỡng, da xanh nhợt, thiếu máu...
Nguyên nhân Trẻ sơ sinh bị bệnh còi xương
  • Người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là 1 trong những nguyên nhân khiến bé sơ sinh mắc bệnh còi xương ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Việc này cũng sẽ dẫn tới việc sau sinh vitamin D có trong Sữa mẹcũng sẽ không nhiều.
  • Trẻ bị thiếu vitamin D do không được hoặc ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời Nguyên nhân này rất dễ gặp ở các bé sinh vào mùa đông.
  • Bé sơ sinh không được bú mẹ hoặc bé được bú mẹ nhưng vitamin D trong Sữa mẹ ít do mẹ ít tiếp xú với ánh nắng mặt trời.
  • Trẻ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa làm giảm hấp thu hàm lượng vitamin D3.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai, trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn...
Biểu hiện của bệnh còi xương ở Trẻ sơ sinh

[​IMG]

  • Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm cả ban ngày và ban đêm.
  • Trẻ hay quấy khóc, giật mình trong khi ngủ.
  • Trẻ bị rụng tóc vành khăn.
  • Trẻ hay bị ọc, trớ sữa.
  • Tiểu són nhiều...
Điều trị khi bé sơ sinh bị còi xương
  • Duy trì cho bé bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Khẩu phần ăn của mẹ nên tăng cường các thực phẩm giàu canxi.
  • Cho bé tắm nắng. Để tắm nắng cho bé đúng cách vui lòng tham khảo thông tin tại topic Tắm nắng đúng cách.
  • Bổ sung vitamin D, canxi cho bé qua đường uống, đường tiêm. Việc bổ sung vitamin D, canxi cho bé cần có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
Phòng bệnh còi xương ở Trẻ sơ sinh
  • Mẹ có thể phòng bệnh còi xương cho con ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ bằng cách trong giai đoạn mang thai và cho con bú mẹ nên ở phòng thoáng mát, có ánh sáng và được tiếp xúc với ánh nắng ngoài trời. Ngoài ra trong khẩu phần ăn của mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin D và canxi cũng như bổ sung thêm canxi và vitamin D nếu cần thiết theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Trong giai đoạn mang thai mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức; không nên ăn một số thực phẩm cay nóng, dứa... để tránh việc sinh non.
  • Cho bé tắm nắng thường xuyên.
  • Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) Trẻ sơ sinh cần 300mg canxi/ngày tuy nhiên để bổ sung vitamin D, canxi cho bé cần theo đúng sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn về liều lượng cũng như loại canxi, vitamin D phù hợp với thể trạng của bé.
Những điều cần lưu ý khi phòng và điều trị bệnh còi xương cho Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung vitamin D và canxi cho Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mẹ không nên tùy tiện cho bé sử dụng. Trước khi cho bé uống cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh việc gây ra những tác động xấu đến sức khỏe như:

Thừa canxi sẽ gây nên tình trạng táo bón, buồn nôn ói, rối loạn nhịp tim... Làm giảm khả năng hấp thu kẽm, sắt của cơ thể.

Hoặc nếu dùng canxi liều cao có thể gây nên tình trạng ngộ độc canxi.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Các bài liên quan:
Bổ Sung Vitamin D Cho Trẻ Sơ Sinh
Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Phải Làm Sao Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ngạt Mũi Thở Khò Khè
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Rốn Bé Sơ Sinh Lâu Rụng, Có Đáng Lo?
Một Vài Thông Tin Liên Quan Tới Phân Su Ở Trẻ Sơ Sinh
Tìm Hiểu Về Bệnh Còi Xương Ở Trẻ Sơ Sinh
Phải Làm Sao Khi Bé Sơ Sinh Hay Nôn Trớ Sữa?
Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét