Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Một Vài Thông Tin Liên Quan Tới Phân Su Ở Trẻ Sơ Sinh

Với các bé sơ sinh sản phẩm trong lần đầu tiên bé đi nặng là phân su. Tại sao lại gọi là phân su và phân su của Trẻ sơ sinh nói lên điều gì?

Phân su là gì?

Phân su là một hợp chất các chất cặn bãn tích tụ trong ruột già của Trẻ sơ sinh. Và đây là sản phẩm phân đầu tiên của con. Phân su có màu xanh đen, dính, sệt và không có mùi đặc trưng. Trong vòng 24h sau sinh bé sẽ đi phân su; phân su thường được duy trì sau 2-3 ngày sau sinh.

Sự xuất hiện của phân su như 1 thông điệp cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động bình thường.

Sự hình thành phân su

Từ tuần thứ 11 của thai kỳ hệ tiêu hóa của thai nhi đã đi vào hoạt đông. Trong khoảng tuần thứ 19-20 của thai kỳ hệ tiêu hóa của thai nhi phát triển mạnh, bé đã bắt đầu có khả năng nuốt nước ối. Cơ thể bé sẽ hấp thu nước, một phần chất dính lại vùng ruột chính là phân su

Ở tuần thứ 37 lớp lông tơ cũng như lớp vernix bắt đầu rụng dần. Do đó khi bé nuốt nước ối trong nước ối ngoài chât nhày, muối mật, nước sẽ có các tế bào vảy và lông tơ. Các chất này sẽ tồn đọng tích tụ ở ruột và trở thành phân su.

Cơ chế đào thải của phân su

Có những bé đi ngoài phân su ngay khi chào đời. Việc phân su được đào thải ra bên ngoài càng sớm càng chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động tốt.

Thông thường sau 6-12h sau sinh bé sẽ đi ngoài phân su. Với các bé được bú mẹ càng sớm sau sinh khả năng phân su được đào thải ra bên ngoài càng nhanh bởi trong sữa non của người mẹ có chất nhuận tràng.

Ngoài ra, hiện nay việc da kề da sau sinh đang rất được khuyến khích bởi 1 trong những lợi ích của skin to skin là kích thích hệ tiêu hóa phát triển, mà biểu hiện nhận thấy dễ nhất là việc sản phẩm phân đầu tiên của bé là phân su.

Những bất thường ở Trẻ sơ sinh liên quan tới phân su

Trong vòng 48h sau sinh nếu bé không đi ngoài phân su cần báo lại ngay với các sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ bởi chắc hẳn bé đang gặp vấn đề nào đó về tiêu hóa.

Hội chứng hít ối phân su:

Hội chứng này bé có thể gặp phải trong lúc trước, trong và sau khi sinh ở những bé bị nhiễm trùng, sinh khó, thai đủ tháng hoặc già ngày, thai chậm phát triển trong tử cung, dây rốn bị chèn ép... Hay người mẹ bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi mãn tính, bệnh tim...

Những vấn đề này có thể gây thiếu oxy cho thai nhi, thần kinh thai nhi bị kích thích, ruột hoạt động mạnh, cơ vòng ở hậu môn giãn ra tống phân su vào dịch ối hơn mức bình thường. Khi thai nhi thở sẽ hít phải ối có phân su.

Vì thế trong trường hợp rỉ ối, phát hiện nước ối có màu xanh đậm, mẹ cần báo cho bác sĩ để được theo dõi sát sao, và có biện pháp can thiệp sớm để tránh mắc phải hội chứng này cho bé yêu trong bụng.

Hội chứng tắc ruột phân su: 

Tắc ruột phân su là hiện tượng phân su bị tắc ở ruột non. Triệu chứng thường thấy là bé bị trướng bụng, nôn ra dịch màu xanh và không có phân su trong vòng 48h sau sinh.

Với Trẻ sơ sinh, bất cứ vấn đề bất thường nào cũng là điều đáng sợ và đáng lo ngại với tất cả các bà mẹ. Vì thế, việc biết, hiểu và theo dõi sát sao các vấn đề của bé sau khi chào đời là việc rất quan trọng. Ngay từ khi bé yêu còn ở trong bụng mẹ người mẹ cần có những kiến thức nhất định trong việc chăm sóc cơ thể, bảo vệ thai nhi để tránh những bất thường liên quan tới phân su làm ảnh hưởng tới bé như: Kiểm tra thai kỳ thường xuyên để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh; ăn uống thế nào để tránh tiểu đường trong thai kỳ...

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Các bài liên quan:
Bổ Sung Vitamin D Cho Trẻ Sơ Sinh
Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Phải Làm Sao Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ngạt Mũi Thở Khò Khè
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Rốn Bé Sơ Sinh Lâu Rụng, Có Đáng Lo?
Một Vài Thông Tin Liên Quan Tới Phân Su Ở Trẻ Sơ Sinh
Tìm Hiểu Về Bệnh Còi Xương Ở Trẻ Sơ Sinh
Phải Làm Sao Khi Bé Sơ Sinh Hay Nôn Trớ Sữa?
Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét