Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Vết Tiêm Phòng Bị Sưng Cứng Phải Làm Sao?

Tiêm chủng là việc hết sức ý nghĩa và quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc tiêm chủng cũng khiến không ít các mẹ băn khoăn lo lắng bởi tác dụng phụ của việc tiêm vacxin. Ngoài một số phản ứng ở trẻ sau khi tiêm như: Sốt, co giật, phát ban, ngứa... thì vết tiêm phòng bị sưng cứng cũng là vấn đề khiến nhiều mẹ rất lo lắng.

[​IMG]

Trong những năm gần đây, trường hợp trẻ gặp biến chứng, tử vong sau khi tiêm vacxin được lan truyền rộng rãi càng dấy lên sự hoang mang, lo lắng của những bậc làm cha mẹ trong việc có nhất thiết phải tiêm vacxin cho con hay không?

Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc tiêm và uống vacxin bởi tiêm chủng và uống vacxin đúng lịch không chỉ giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh tật mà còn có tác dụng phòng bệnh, giảm tỉ lệ tử vong/tàn tật, bảo vệ trẻ trước các loại virut, vi trùng và các loại bệnh nguy hiểm. Tiêm chủng không có hại cho bé khi bé được tiêm đúng độ tuổi, đúng lịch và được tiêm, theo dõi bởi những địa chỉ uy tín, tin cậy.

Trong trường hợp sau khi tiêm vết tiêm phòng bị sưng cứng mẹ cần xử lý thế nào?

Đó cũng là thắc mắc của mẹ @susumomo trong topic Vết tiêm phòng bị sưng đỏ và cứng, phải làm thế nào ah.

Sau khi tiêm phòng bao giờ các con cũng được giữ lại tại nơi tiêm phòng ít nhất 30p để theo dõi và nghe chỉ dẫn của bác sĩ. Và trong đó có hướng dẫn không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Nhưng vì nôn nóng, sốt ruột mà các mẹ luôn tìm cách xử lý nhanh chóng như tại topic của mẹ@susumomo các mẹ đã chia sẻ khá nhiều cách để làm giảm vết sưng tại chỗ tiêm như: Thái lát khoai tây đắp lên vết tiêm của mẹ @naucom_123, lăn trứng gà luộc vào chỗ bị sưng của mẹ @thanhthanh2015. Nhưng mẹ @mebesau1911@Nusigiangho_87 lại khuyên không nên đắp gì vào vết tiêm bởi lần nào đi tiêm bác sĩ cũng dặn thế. Mẹ @Lương Phạm cũng cho rằng việc vết tiêm phòng bị sưng cứng là phản ứng bình thường của cơ thể và mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách trước ngày đi tiêm mẹ giã lá tía tô ra uống.

Vậy đâu là lời khuyến đúng?

Trả lời bạn đọc diễn đàn Sống khỏe về việc có nên đắp khoai tây vào vết tiêm bị sưng cứng hay không BS. Nguyễn Thị Thúy-Chuyên khoa Nội-Bộ Y tế đã đưa ra giải đáp: "Chị không nên đắp hay bôi bất cứ gì lên vết tiêm để tránh nhiễm khuẩn. Không được đắp khoai tây vào chỗ tiêm để giảm đau, sưng. Việc làm này hoàn toàn không có lợi cho trẻ, trái lại còn gây kích thích chỗ tiêm làm bé bị sưng đau, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng chỗ tiêm."

Vì thế, mẹ không nên quá lo lắng, băn khoăn trong việc cho con tiêm vacxin và mẹ cũng cần nhận thức rằng vết tiêm phòng bị sưng cứng hoặc gặp một số phản ứng phụ khác là điều hết sức bình thường. Điều mẹ cần ghi nhớ là tuân thủ theo đúng hướng dẫn của cơ quan tiêm chủng, không nên tự ý bôi, đắp lên vết thương và theo dõi sát sao những phản ứng sau tiêm của bé để có hướng xử lý phù hợp:

Cho bé uống thuốc hạ sốt, chườm khăn ấm lên nách, bẹn, trán cho bé khi bé sốt trên 38.5 độ.

Cho trẻ ăn uống bình thường, cho bé uống nhiều nước.

Trường hợp bé sốt cao trên 39 độ, co giật, khó thở, nằm li bì... hoặc vết tiêm phòng bị sưng cứng kéo dài nhiều tuần cần đưa bé tới bệnh viện hoặc trạm ý tế gần nhất để được hỗ trợ, theo dõi và chăm sóc bé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Có Cần Thiết Phải Cho Trẻ Uống Vắcxin Rota Không?

Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc tiêm chủng và uống vacxin bởi tiêm chủng và uống vacxin sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra miễn dịch để chống lại bệnh truyền nhiễm.

Ngoài các vacxin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì có khá nhiều loại vacxin khác đã được các mẹ chủ động cho con tiêm hoặc uống trong đó có vacxin virus rota. Vậy có nhất thiết phải cho con uống Vắcxin rota không? Đó cũng chính là băn khoăn của @MeyeuNgong trong topicCó nên cho trẻ uống virus rota không?

Lời khuyên của hầu hết các mẹ trong topic là nên cho bé uống Vắcxin rota? Vậy:

Vắcxin rota là loại Vắcxin gì?

[​IMG]


Vắcxin rota là loại vacxin phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Đây là loại bệnh khá nguy hiểm khi miệng nôn trôn tháo, và nếu không kịp bù nước trẻ có thể bị tử vong.

Theo nguồn tin từ Khoa Dịch tễ, Viện Pasteur Nha Trang thì uống Vắcxin có thể ngăn ngừa tới hơn 70% việc nhiễm virus rota. Và có tới hơn 90% khả năng phòng tránh việc lây bệnh.

Bị tiêu chảy do virus rota có nguy hiểm không?

Tiêu chảy do rotavirus nguy hiểm hơn các bệnh tiêu chảy khác vì hiện nay bệnh này chưa có thuốc đặc trị.

Tiêu chảy do virus rota có dễ lây lan không?

Virus rota được đào thải qua đường tiêu hóa của trẻ nhiễm bệnh và có khả năng sống sót ở môi trường tới gần 1 tháng do đó việc lây lan virus rota là điều rất dễ dàng.

Thời điểm thích hợp để uống Vắcxin rota?

Theo tư vấn của PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh- Viện Phó- Viện vệ sinh dịch tể trung ương trả lời bạn đọc tại diễn đàn Y tế dự phòng: "Vắc- xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus được cho trẻ uống từ 6 tuần tuổi trở đi, uống 2 lần cách nhau ít nhất là 1 tháng & nên uống trước 6 tháng tuổi".

Trước và sau khi uống vắcxin 30p không nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài.

Biểu hiện của trẻ khi bị tiêu chảy do virut rota

Tiêu chảy do rota virut thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Biểu hiện của bệnh là bé vừa nôn ói vừa đi ngoài phân lỏng nhiều khi chỉ có nước nhiều lần trong ngày (khoảng 10-15 lần), bụng của bé sẽ bị căng trướng, bé không chịu ăn uống. Nếu trẻ đi quá nhiều lần dẫn đến mất nước mà không được bù nước trẻ có thể bị lả đi hoặc dẫn tới tử vong.

Điều trị khi bé bị tiêu chảy do Rota virut

Tiêu chảy do rota virut xảy ra phần lớn với những bé chưa uống Vắcxin dưới 2 tuổi và có thể bé đã uống Vắcxin nhưng vẫn không tránh khỏi.

Khi bé bị bệnh việc đầu tiên là cần bù nước cho bé bằng cách cho bé uống nước từ từ, uông nước trái cây, ozesol hoặc các loại nước điện giải. Không cho trẻ uống kháng sinh hoặc các loại thuốc cầm khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và cần đưa bé tới bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để có hướng xử lý và điều trị thích hợp.

Tiêu chảy do virut rota là bệnh rất thường gặp ở trẻ em nhất là các bé dưới 2 tuổi. Do vậy, cho con uống Vắcxin rota là việc làm hiệu quả và thiết thực để phòng bệnh cho bé.

Đặc biệt là các mẹ đang mang thai ngoài việc tìm hiểu và cho con tiêm chủng những Vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng nên tìm hiểu thêm về Vắcxin rota cũng như 1 số loại Vắcxin khác để đăng ký cho con tiêm đúng thời gian, đúng lịch để bảo vệ bé một cách tốt nhất.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Một Số Bệnh Trẻ Dễ Mắc Phải Vào Mùa Thu

Mùa thu thời tiết khá mát mẻ và dễ chịu nhưng cũng chính là mùa mà trẻ em hay mắc phải một số bệnh truyền nhiễm.

Hy vọng bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ 1 số thông tin bổ ích để có hướng phòng và xử lý khi trẻ bị bệnh.

[​IMG]

1. Các bệnh về đường hô hấp

Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em hay mắc phải là viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản... Với các biểu hiện như: sốt cao, đau họng, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở, khô họng, sưng họng, người mệt mỏi...

Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cha mẹ nên giữ ấm cho bé nhất là phần cổ, ngực, lòng bàn tay, bàn chân. Trước khi đi ngủ cha mẹ có thể xức cho con ít dầu chàm vào lòng bàn tay, bàn chân và phẩn ngực của bé.

Cho bé uống nước ấm, không ăn các loại đồ ăn lạnh.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng như các loại vitamin và khoáng chất.

Tốt nhất tránh cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh và những người bị bệnh.

2. Sốt phát ban

Trẻ bị sốt phát ban biểu hiện ban đầu là bé bị sốt cao thường trên 39 độ C, sốt kéo dài từ 3 đến khoảng 1 tuần. Sau khi sốt cơ thể sẽ nổi các ban đỏ. Ngoài ra khi bị sốt phát ban có thể đi kèm với 1 số triệu chứng khác như tiêu chảy, kém ăn, ngươi mệt mỏi...

Khi trẻ bị sốt phát ban cần cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường các loại nước ép trái cây để bổ sung vitamin.

Cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.

Cách ly bé để tránh lây bệnh.

Không kiêng nước, kiêng gió, trùm kín người để tránh việc bé khó hạ sốt cũng như vệ sinh không sạch sẽ sẽ làm bé khó chịu.

3. Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan và lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, đồ dùng cá nhân...
Biểu hiện của bệnh là mắt bị ngứa, chói mắt, đau nhức, mắt bị chảy ngèn và sưng đỏ.

Cách phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh mắt bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày, giữ tay và môi trường xung quanh sạch sẽ.

Khi trẻ bị bệnh hạn chế tiếp xúc với nhiều người để tránh bệnh lây lan.

Không tự ý đắp các loại lá hoặc mua thuốc nhỏ mắt tự nhỏ mà cần đưa trẻ tới viện hoặc các cơ sở ý tế để được khám và điều trị

4. Bệnh tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy việc đầu tiên cần làm là ngăn ngừa việc cơ thể bị mất nước, bởi mất nước nếu không được bổ sung kịp thời sẽ dẫn tới tử vong. Với các bé còn bú mẹ cần tăng cường cữ bú cho bé. Với các bé lớn hơn cần cho bé uống bổ sung dung dịch điện giải Ozesol.

Biểu hiện của tiêu chảy là tiêu chảy là bé đi tiêu tiểu nhiều lần trong ngày chủ yếu dạng lỏng với tần suất trên 3 lần/ngày và có thể đi kèm các triệu chứng như sốt, nôn ói, bụng ọc ạch khó chịu...

Để phòng ngừa tiêu chảy cho bé mẹ nên cho bé uống vacxin ngừa tiêu chảy rotavirut và các loại vacxin trong tiêm chủng mở rộng.

Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt.

Khi trẻ bị tiêu chảy cần bổ sung dung dịch Ozesol, cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa ăn và nhanh chóng đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

5. Bệnh sốt xuất huyết

Biểu hiện ban đâu của sốt xuất huyết là bé bị sốt cao, liên tục, xuất hiện các nốt chấm đỏ trên da, bé có thể bị nôn ói, chảy máu cam, đi ngoài ra máu và có biểu hiện lừ đừ...

Để phòng bệnh sốt xuất huyết cần giữ môi trường ở và sinh hoạt sạch sẽ, tránh tạo không gian cho muỗi hoạt động và phát triển...

Khi trẻ bị bệnh cần cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước trái cây. Ăn các đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp.

Cho bé uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ và cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở khám chưa bệnh để có phác đồ điều trị hợp lý.

Lưu ý là khi trẻ có các biểu hiện bị bệnh cha mẹ cần theo dõi sát sao để có hướng xử lý nhanh và kịp thời.

Mẹ không nên tự ý làm bác sĩ bằng cách mua thuốc điều trị cho con khi chưa có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ có chuyên môn.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Có Nên Cho Muối Ăn Vào Đồ Ăn Dặm Của Bé?

Có nên cho muối vào đồ ăn dặm của bé? Đồ Ăn Của Con Dưới 1 Tuổi Các Chị Có Cho Muối Không?là băn khoăn của hầu hết các bà mẹ khi có con bước vào độ tuổi ăn dặm. Những tưởng đây chỉ là 1 vấn đề nhỏ nhưng lại gây ra không ít cuộc tranh luận thậm chí dẫn đến mâu thuẫn trong việc chăm sóc con trong nhiều gia đình khi có sự khác biệt trong suy nghĩ. Bởi có người cho rằng không cần cho muối ăn vào đồ ăn của bé nhưng lại có những luồng tư tưởng ngược lại là cháo, bột thiếu muối sẽ nhạt nhẽo người lớn còn không muốn ăn nói gì tới trẻ con.

[​IMG]

Tầm quan trọng của muối với cơ thể
Muối có vai trò quan trọng với cơ thể người không chỉ riêng người lớn mà còn đối với trẻ con cũng vậy. Muối cân bằng thể dịch, đảm bảo sự tồn tại và duy trì hoạt động bình thường của các tế bào, các cơ quan và các bộ phận trên cơ thể.

Muối iốt cung cấp iốt giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bứu cổ và giúp phát triển trí tuệ.

Nguy cơ tiềm ẩn khi cơ thể bé dư thừa muối
Muối rất quan trọng với cơ thể nhưng nếu dư thừa muối sẽ dẫn đến những nguy hại như:

Hệ bài tiết của trẻ còn non yếu nên thận phải làm việc quá tải để đào thải. Do đó cơ thể sẽ mỏi mệt, không nhanh nhẹn, chán ăn, biếng ăn...

Dư thừa muối có thể gây ra bệnh huyết áp về sau này.

Dư thừa muối có thể dẫn tới tử vong.

Do vậy, để vừa có thể đảm bảo cho bé dùng đủ liều lượng để không xảy ra tình trạng dư thừa ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ cần nắm rõ nhu cầu muối hàng ngày với cơ thể bé và các nguồn thức ăn chứa muối để có hướng điều chỉnh phù hợp.

Nhu cầu muối của bé qua từng độ tuổi
Với bé dưới 6 tháng tuổi thức ăn của bé hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Và trong sữa mẹ và sữa công thức đã có đầy đủ lượng muối khoáng cũng như chất dinh dưỡng cần thiết nên không cần bổ sung muối cho bé dưới mọi hình thức.

Từ 6 tháng tới 1 tuổi bé cần khoảng 1g muối/ngày. Với lượng muối này mẹ không cần phải bổ sung thêm muối bên ngoài bởi trong thức ăn của bé như gạo, rau, củ quả đã có 1 lượng muối nhất định.

Với trẻ trên 1 tuổi lượng muối bổ sung hàng ngày cho bé cần nhiều hơn: Từ 1-3 tuổi bé cần 1.5g muối/ngày, 4-8 tuổi là 1.9g/ngày, 9-13 tuổi là 2.2g/ngày và 14-18 tuổi là 2.3g/ngày.

Có nhất thiết phải bổ sung muối vào bữa ăn của bé?
Việc có nhất thiết phải bổ sung muối vào đồ ăn dặm của bé phụ thuộc phần lớn vào độ tuổi cũng như thực phẩm chế biến đồ ăn dặm.

Dựa vào nhu cầu muối của bé qua từng độ tuổi mẹ có thể định lượng để bổ sung vào thực đơn ăn dặm của con.

Trong trường hợp cần bổ sung muối vào đồ ăn cho con ngoài muối thì các mẹ có thể dùng nước mắm để thay thế. Trong nước mắm không chỉ có 1 lượng muối nhất định mà còn có canxi nên việc dùng nước mắm thay thế cho muối/bột canh cũng rất tốt. Lượng nước mắm vừa đủ cho bé từ 1 tuổi là 1-2 giọt/chén đồ ăn. Mẹ nên dùng nước mắm chuyên dụng cho bé để vừa đảm bảo được lượng muối cũng như hàm lượng dinh dưỡng có trong nước mắm cho bé.

Hoặc mẹ có thể dùng phô mai thay thế cho muối với 1 số món ăn bởi phomai vừa cung cấp muối vừa rất tốt cho bé. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phô mai cho bé, tiện dụng và được sử dụng phổ biến nhất là phô mai miếng, viên. Với bé từ 7 tháng tới 11 tháng lượng phô mai có thể cho bé dùng là 12-14g/bữa. Từ 12-18 tháng khoảng 14-17g/bữa. Lưu ý khi cho phomai vào đồ ăn mẹ không đun phomai trực tiếp trên bếp mà cho vào đồ ăn sau khi đồ ăn đã được nấu chín và được nâng ra khỏi bếp.

Bài này chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi quyết định làm theo, hãy chắc chắn rằng mình phải tự chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của nó.

Phải Làm Sao Khi Bé Bị Đốm Lang Ben?

Một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến ở nước ta là bệnh lang ben. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại là mối quan tâm, e ngại lớn bởi bệnh làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh. Có rất nhiều loại thuốc, bài thuốc chữa lang ben đã mang lại hiệu quả tuy nhiên điều đáng lo ngại là khi trẻ bị đốm lang ben thì cần chữa trị như thế nào để mang lại hiệu quả mà lại không ảnh hưởng tới làn da mỏng manh của bé ở thời điểm hiện tại cũng như sau này.

Đó cũng chính là mối quan tâm của mẹ @HinHin khi bé Hin có những biểu hiện mà mẹ bé cho rằng bé bị đốm lang ben ở topic Bé bị đốm trắng giống lang ben. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho mẹ@HinHin cũng như các mẹ khác có con gặp những biểu hiện trên da mà nghi vấn bé bị đốm lang ben để có thể tìm ra hướng điều trị phù hợp.

[​IMG]

Biểu hiện bé bị đốm lang ben để phân biệt với các bệnh về da khác?

Bệnh lang ben thường hay bị nhầm lẫn với 1 số bệnh ngoài da khác như: Bệnh vảy phấn trắng, đặc biệt là bị nhầm với bệnh bạch biến... Nhưng nếu như bạch biến có các biểu hiện như không vảy, không ngứa, không bị lây lan thì bệnh lang ben lại ngược lại.

Theo thông tin từ bác sĩ Nguyễn Hữu Thảnh-chuyên khoa Nội từng công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam tư vấn cho bạn đọc diễn đàn Sống khỏe thì đây là biểu hiện của bệnh lang ben ở trẻ: "Trên da trẻ em (nhất là vùng cổ) bị những đốm trắng nhạt màu lan rộng dần nhìn nghiêng cảm thấy có vảy vụn trắng, da vùng đó hình như cao hơn chỗ khác và các nếp nhăn da rõ hơn, thì đây là bị lang ben".

Nguyên nhân trẻ bị lang ben

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị lang ben nhưng nguyên nhân chủ yếu đặc biệt là với trẻ nhỏ là do chế độ vệ sinh hàng ngày không tốt: quần áo không sach sẽ, ẩm mốc...

Trẻ không được tắm nắng thường xuyên gây nên bề mặt da ẩm ướt dễ bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn tấn công.

Vậy làm thế nào để chữa trị khi bé bị đốm lang ben?

Khi xác định chính xác bé bị lang ben tốt nhất mẹ không nên tắm cho bé bằng xà bông mà nên dùng chanh tắm cho bé và không chà sát nhiều dễ khiến bệnh lây lan ra các vùng xung quanh nhiều hơn.

Vệ sinh cho bé sạch sẽ hàng ngày, mặc quần áo thoáng mát, không mặc quần áo bị ẩm ướt. Quần áo của bé phải được giặt sạch và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Với các bé làn da còn mỏng manh và dễ bị kích ứng do đó việc ứng dụng các bài thuốc dân gian tự nhiên là việc đầu tiên mà các mẹ nên nghĩ tới khi điều trị cho con.

Dưới đây là 1 số bài thuốc tự nhiên được dân gian lưu truyền để chữa trị bệnh lang ben:

Rau răm: Rau răm là loại rau phổ biến và rất thông dụng. Mẹ giã nát rau răm trộn với 1 ít rượu trắng rồi dùng tăm bông chấm nhẹ lên vùng da bị lang ben. Sau khi thoa 5p mẹ lau lại cho bé bằng nước ấm. Ngày làm 2-3 lần. Nếu vùng da bôi thuốc bị đỏ hoặc có các biểu hiện lạ thì dừng lại.

Cây ké đầu ngựa: Dùng ké đầu ngựa đã được đập dập đun cùng 1 chút nước cho bé uống. Dùng liên tiếp trong 1 tuần.

Chuối tiêu xanh: Dùng chuối tiêu xanh và tươi đang còn nhựa, dùng dao cắt lát mỏng và xát lên vùng da bị đốm lang ben, 15-20p sau rửa sạch với nước.

Củ riềng già: Dùng giềng già rửa sạch, giã nát ngâm với rượu trắng để càng lâu càng tốt (100g riềng tương ứng với 200ml rượu) dùng bông tăm hoặc bông y tế bôi lên đốm lang ben 1 ngày vài lần.

Trong trường hợp đã tiến hành 1 số bài thuốc dân gian trên mà đốm lang ben của bé không mất, hoặc không được cải thiên rõ rệt trong 1 thời gian ngắn mẹ cần đưa bé tới bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa về da liễu để được các bác sĩ chuyên khoa khám và tìm ra hướng điều trị phù hợp.

Mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc để thoa lên da bé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.