Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Vết Tiêm Phòng Bị Sưng Cứng Phải Làm Sao?

Tiêm chủng là việc hết sức ý nghĩa và quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc tiêm chủng cũng khiến không ít các mẹ băn khoăn lo lắng bởi tác dụng phụ của việc tiêm vacxin. Ngoài một số phản ứng ở trẻ sau khi tiêm như: Sốt, co giật, phát ban, ngứa... thì vết tiêm phòng bị sưng cứng cũng là vấn đề khiến nhiều mẹ rất lo lắng.

[​IMG]

Trong những năm gần đây, trường hợp trẻ gặp biến chứng, tử vong sau khi tiêm vacxin được lan truyền rộng rãi càng dấy lên sự hoang mang, lo lắng của những bậc làm cha mẹ trong việc có nhất thiết phải tiêm vacxin cho con hay không?

Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc tiêm và uống vacxin bởi tiêm chủng và uống vacxin đúng lịch không chỉ giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh tật mà còn có tác dụng phòng bệnh, giảm tỉ lệ tử vong/tàn tật, bảo vệ trẻ trước các loại virut, vi trùng và các loại bệnh nguy hiểm. Tiêm chủng không có hại cho bé khi bé được tiêm đúng độ tuổi, đúng lịch và được tiêm, theo dõi bởi những địa chỉ uy tín, tin cậy.

Trong trường hợp sau khi tiêm vết tiêm phòng bị sưng cứng mẹ cần xử lý thế nào?

Đó cũng là thắc mắc của mẹ @susumomo trong topic Vết tiêm phòng bị sưng đỏ và cứng, phải làm thế nào ah.

Sau khi tiêm phòng bao giờ các con cũng được giữ lại tại nơi tiêm phòng ít nhất 30p để theo dõi và nghe chỉ dẫn của bác sĩ. Và trong đó có hướng dẫn không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Nhưng vì nôn nóng, sốt ruột mà các mẹ luôn tìm cách xử lý nhanh chóng như tại topic của mẹ@susumomo các mẹ đã chia sẻ khá nhiều cách để làm giảm vết sưng tại chỗ tiêm như: Thái lát khoai tây đắp lên vết tiêm của mẹ @naucom_123, lăn trứng gà luộc vào chỗ bị sưng của mẹ @thanhthanh2015. Nhưng mẹ @mebesau1911@Nusigiangho_87 lại khuyên không nên đắp gì vào vết tiêm bởi lần nào đi tiêm bác sĩ cũng dặn thế. Mẹ @Lương Phạm cũng cho rằng việc vết tiêm phòng bị sưng cứng là phản ứng bình thường của cơ thể và mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách trước ngày đi tiêm mẹ giã lá tía tô ra uống.

Vậy đâu là lời khuyến đúng?

Trả lời bạn đọc diễn đàn Sống khỏe về việc có nên đắp khoai tây vào vết tiêm bị sưng cứng hay không BS. Nguyễn Thị Thúy-Chuyên khoa Nội-Bộ Y tế đã đưa ra giải đáp: "Chị không nên đắp hay bôi bất cứ gì lên vết tiêm để tránh nhiễm khuẩn. Không được đắp khoai tây vào chỗ tiêm để giảm đau, sưng. Việc làm này hoàn toàn không có lợi cho trẻ, trái lại còn gây kích thích chỗ tiêm làm bé bị sưng đau, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng chỗ tiêm."

Vì thế, mẹ không nên quá lo lắng, băn khoăn trong việc cho con tiêm vacxin và mẹ cũng cần nhận thức rằng vết tiêm phòng bị sưng cứng hoặc gặp một số phản ứng phụ khác là điều hết sức bình thường. Điều mẹ cần ghi nhớ là tuân thủ theo đúng hướng dẫn của cơ quan tiêm chủng, không nên tự ý bôi, đắp lên vết thương và theo dõi sát sao những phản ứng sau tiêm của bé để có hướng xử lý phù hợp:

Cho bé uống thuốc hạ sốt, chườm khăn ấm lên nách, bẹn, trán cho bé khi bé sốt trên 38.5 độ.

Cho trẻ ăn uống bình thường, cho bé uống nhiều nước.

Trường hợp bé sốt cao trên 39 độ, co giật, khó thở, nằm li bì... hoặc vết tiêm phòng bị sưng cứng kéo dài nhiều tuần cần đưa bé tới bệnh viện hoặc trạm ý tế gần nhất để được hỗ trợ, theo dõi và chăm sóc bé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét