Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Đầy Hơi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Xử Lý!

Đầy hơi thường đi kèm với triệu chứng trướng bụng và đây cũng là 1 trong những vấn đề thường hay gặp ở trẻ sơ sinh (trẻ dưới 1 tháng tuổi).

Bài viết dưới đây xin chia sẻ 1 vài thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị đầy hơi và làm gì khi bé yêu bị đầy hơi?

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh
[​IMG]

Đầy hơi là hiện tượng hơi, khí bị ứ đọng ở bụng bé mà không được đưa ra ngoài. Khi sờ bụng bé sẽ thấy bụng bé không mềm mà có hiện tượng căng, cứng.

Đầy hơi khiến bé khó chịu nên nếu bị đầy hơi bé sẽ liên tục vặn mình, quấy khóc, có thể bỏ bú...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy hơi

Với trẻ dưới 1 tháng tuổi nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng chủ yếu là do bé bú sai cách.

Với các mé bú mẹ: Mẹ cho bé bú sai tư thế.

Với các bé bú bình: Độ nghiêng của bình ti đưa vào miệng bé không được dốc đúng góc khiến đầu núm ti không được chứa đầy sữa nên khi ti bé sẽ nuốt phải khí. Hoặc có thể do lỗ dẫn sữa ở bình ti quá bé, sữa chảy ra ít, bé phải thao tác bú mút nhiều.

Ngoài ra nguyên nhân còn có thể do mẹ đã ăn 1 loại thức ăn nào đó như thức ăn lạnh, thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ... cũng làm ảnh hưởng tới sữa của bé bú.

Hoặc với bé uống sữa công thức bé không dung nạp hoặc không dung nạp hết lactose.

Xử trí khi bé bị đầy hơi

Khi bé bị đầy hơi trước tiên mẹ hãy áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp bé thoát khỏi cảm giác khó chịu.

Giúp bé xì hơi: Động tác này mẹ chỉ thực hiện cho bé sau khi bé ăn xong ít nhất 15p và cần thực hiện thật nhẹ nhàng.

Mẹ đặt bé nằm ngửa, lấy 1 chân bé kéo ngược lên phía ngực. Hai chân thay phiên nhau cứ chân này kéo xuống lại đẩy chân kia lên.

Giúp bé ợ hơi: 
Cách thực hiện đơn giản nhất là mẹ đặt bé nằm úp lên 1 cánh cánh tay, tay mẹ đỡ cằm của bé. Tay còn lại mẹ sẽ dùng để xoa và vỗ nhẹ lên lưng bé.

Massage bụng: Mẹ nên dùng một chút tinh dầu matxa dành cho bé sơ sinh sẽ khiến bé dễ chịu, mẹ cũng thao tác dễ dàng hơn.

Mẹ đặt bé nằm ngửa dùng các đầu ngón tay xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài từ trên xuống dưới. Thao tác này không nên tiến hành khi bé mới ăn xong.

Các biện pháp phòng ngừa chứng đầy hơi cho bé

Mẹ nên áp dụng các biện pháp dưới đây để phòng ngừa chứng chướng bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh.

Cho bé bú đúng tư thế

Bé bú mẹ: Mẹ đặt bé nằm ngang, bụng bé áp sát bụng mẹ, đầu bé cao hơn thân bé. Miệng bé mở rộng, ngậm cả quầng vú mẹ.

Bé bú bình: Chọn loại bình ti có thiết kế lỗ thông khí và chống sặc.

Giúp bé xì hơi, ợ hơi

Thao tác giúp bé xì hơi không thực hiện khi bé vừa ăn xong.

Mẹ nên ăn đồ ăn lành mạnh

Trong thời gian cho con bú mẹ nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và không nên uống các loại thức uống chứa chất kích thích, đồ ăn nóng, quá nhiều dầu mỡ...

Những lưu ý khi bé sơ sinh có biểu hiện đầy hơi, trướng bụng

Khi bé bị đầy hơi ngoài việc giúp bé thoát khỏi cảm giác khó chịu tức thời mẹ cần theo dõi bé sát sao. Nếu:

Phân của bé có sự thay đổi về màu sắc, độ rắn hay các bất thường khác như phân có máu... có thể bộ máy tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề.

Ngoài ra nếu bé bỏ bú, trằn trọc, quấy khóc nhiều, khóc dai dẳng... hoặc sốt cũng là những biểu hiện chứng tỏ bé không chỉ bị chứng đầy hơi thông thường mà đang gặp một vấn đề nào đấy về sức khỏe.

Nếu bé có những biểu hiện trên mẹ cần đưa bé tới ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để bé được kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Các bài liên quan:
Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngày Đêm Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Phải Làm Sao Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ngạt Mũi Thở Khò Khè

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét